Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em - BS. Nguyễn Hoàng Hải – HappyBaby
Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em - BS. Nguyễn Hoàng Hải

Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em - BS. Nguyễn Hoàng Hải

Nhiễm trùng tiểu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm 7% các nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Chẩn đoán ban đầu thường khó khăn, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy nhiễm trùng tiểu là gì? Chúng ta hãy cũng bàn luận ở phần dưới đây nhé

1) Cấu tạo hệ niệu:

Hệ niệu được cấu tạo bởi 4 thành phần chính:

• Thận: tạo nước tiểu

• Niệu quản: dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang

• Bàng quang: chứa nước tiểu

• Niệu đạo: dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài

2) Nhiễm trùng tiểu là gì

• Nhiễm trùng tiểu là tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu, có thể là niệu đạo, thận, hoặc bàng quang, tác nhân thường gặp là vi khuẩn Escherichia Coli ( còn gọi là E.Coli)

3) Tại sao bé bị nhiễm trùng tiểu?

Bình thường không có vi khuẩn ở đường tiết niệu, nhưng nếu chúng từ bên ngoài (thường là từ đường tiêu hóa) di chuyển ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, hoặc thận thì chúng có thể gây nhiễm trùng tiểu

4) Triệu chứng nhiễm trùng tiểu là gì?

• Đối với trẻ < 2 tuổi: Triệu chứng thường không đặc hiệu như sốt, bứt rứt, lừ đừ, ói hoặc tiêu chảy. Ở tuổi này các bé thường chưa biết nói hoặc chưa diễn đạt rõ ràng các triệu chứng cho ba mẹ

• Trẻ > 2 tuổi: Tiểu đau, rát, đau hông lưng, hoặc đau vùng bụng dưới, sốt...

5) Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu:

• Khi nghi ngờ nhiễm trùng tiểu, bạn nên đưa bé đến khám, bác sĩ sẽ cho bé xét nghiệm nước tiểu

• Ở một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định cho bé làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để loại trừ các bất thường cấu trúc, cũng như các biến chứng nghi ngờ của bệnh xảy ra.

6) Điều trị nhiễm trùng tiểu như thế nào ?

• Kháng sinh là biện pháp hữu hiệu điều trị nhiễm trùng tiểu, thời gian từ 5-7 ngày và có thể kéo dài hơn tùy chỉ định bác sĩ

7) Có cách nào phòng ngừa được nhiễm trùng tiểu hay không ?

• Vệ sinh vùng sinh dục của bé mỗi ngày

• Cần điều trị táo bón, hạn chế nhịn tiểu

• Đối với trẻ bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần cần tìm dị tật bẩm sinh đường niệu đi kèm để có hướng xử trí phù hợp

😎Nhiễm trùng tiểu có để lại hậu quả lâu dài hay không?

• Rất may đa số nhiễm trùng tiểu sau khi khỏi thường không để lại di chứng nào, tuy nhiên 1 số trường hợp cần theo dõi và tái khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ


Bs. Nguyễn Hoàng Hải 
Chuyên Khoa Nhi
Chuyên Khoa Thận - Nội Tiết
Happy Baby Group


Tài liệu tham khảo:

Uptodate: Urinary tract infections in children: Epidemiology and risk factors

Uptodate: Patient education : urinary tract infections in children ( The Basics)

OnTheGo: Childhood urinary tract infection

Uptodate: Urinary tract infections in infants older than one month and young children: Acute management, imaging, and prognosis

← Bài trước Bài sau →