☀️BỆNH SỞI,  NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT☀️ – HappyBaby
☀️BỆNH SỞI,  NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT☀️

☀️BỆNH SỞI,  NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT☀️

🍀Bệnh sởi là một bệnh do virus Polynosa morbillorum gây ra, đây là một thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus này có kích thước nhỏ, hình cầu. Điều đáng chú ý là virus sởi có thể tồn tại tới 2 giờ trên các bề mặt hoặc trong không khí, làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường.

❓❓Bệnh Sởi lây truyền như thế nào?

Virus sởi lây lan qua đường hô hấp và có tính lây nhiễm rất cao. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh bao gồm:

⭐ Sốt cao

⭐ Ho, sổ mũi

⭐ Viêm kết mạc

⭐ Phát ban khắp cơ thể

Bệnh sởi thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và phổ biến hơn vào mùa đông xuân, bất kỳ ai chưa có miễn dịch đều có nguy cơ mắc bệnh sởi.

Nguồn lây truyền của bệnh sởi là từ người bệnh sang người khỏe mạnh, không có trung gian truyền bệnh và cũng không lây qua vật nuôi.

Thời gian ủ bệnh thường từ 12-14 ngày, có thể lên đến 21 ngày.

Thời kỳ lây truyền nhiễm bắt đầu từ 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, thường là khoảng 4 ngày trước khi phát ban, và kéo dài đến 4 ngày sau khi ban xuất hiện.

❓❓Dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi?

Yếu tố dịch tễ: Trẻ có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với người bệnh, hoặc nếu trong gia đình hoặc khu vực sinh sống có nhiều người bị sởi cùng lúc.

Triệu chứng của bệnh:

⭐ Sốt

⭐ Ho

⭐ Viêm long (đường hô hấp, kết mạc mắt, tiêu hóa)

⭐ Hạt Koplik

⭐ Phát ban đặc trưng của bệnh sởi

Xét nghiệm máu cho thấy kháng thể IgM đối với virus sởi, thường phát hiện được từ 1-2 ngày sau khi trẻ bắt đầu phát ban.

❓❓Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mắc bệnh Sởi?

Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh sởi, cha mẹ nên báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị và hướng dẫn cách ly đúng cách.

Trẻ bị bệnh nhẹ có thể cách ly tại nhà, đủ 7 ngày tính từ lúc bắt đầu nổi ban.

Nếu trẻ mắc bệnh nặng hoặc có các bệnh lý nền, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và cách ly y tế, nhớ đeo khẩu trang trong suốt thời gian cách ly.

Những người trong gia đình có tiếp xúc gần với trẻ bệnh không cần phải cách ly, nhưng cần theo dõi sức khỏe của mình trong 21 ngày kể từ lần cuối tiếp xúc.

❓❓Phòng ngừa bệnh Sởi?

👉 Theo WHO Việt Nam, trẻ em cần được tiêm hai liều vacxin chứa thành phần Sởi để đảm bảo miễn dịch. Nếu con bạn đã bỏ lỡ bất kỳ liều tiêm nào theo lịch, hãy đặt lịch hẹn với cơ sở y tế để trẻ được tiêm bổ sung kịp thời trong thời gian sớm nhất.

BS. Ngô Văn Bình

Happy Baby Team.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Sởi, Bộ Y tế, 2014.
  2. Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân Sởi tại nhà và tại bệnh viện, Bộ Y tế, 2014.
  3. Bệnh Sởi, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, 2016.
  4. Phác đồ điều trị Sởi, Bệnh viện Nhi đồng 1, 2020.
  5. BSCKII Dư Tuấn Quy, BS Trương Hữu Khanh, Bệnh Sởi, Khoa Nhiễm Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1, 2024.
  6. Cập nhật tình hình dịch Sởi và Kế hoạch ứng phó dịch bệnh Sởi trên địa bàn TPHCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM - HCDC, 2024.
  7. What you need to know about measles, World Health Organization, 2024.
  8. Measles cases and Outbreaks, Centers for Disease Control and Prevention, America, 2024.
← Bài trước Bài sau →